Chuyện về ông trùm chuỗi thức ăn nhanh Jollibee

05/06/2015

Những ngày đầu của chuỗi thức ăn nhanh Jollibee

Khởi nghiệp với cửa hàng bán kem, nhờ biết nắm bắt, mở rộng những cơ hội kinh doanh, Tony Tan Caktion hiện là chủ tịch – CEO của công ty cổ phần thực phẩm Jollibee gần 1000 cửa hàng thức ăn nhanh.

Tony Tan Caktion sinh năm 1947 là con thứ 2 trong gia đình gồm 5 anh em trai. Gia đình của ông thuộc loại gia đình nghèo khó, di cư từ miền Đông Nam Trung Quốc sang Philipines với mong muốn tạo dựng tương lai tươi sáng trên vùng đất mới. Cha của Tony Tan Caktion là là một đầu bếp giỏi. Chính nhờ niềm đam mê nấu ăn, sành ăn của người cha đã truyền cảm hứng cho an hem Tony Tan Caktion quyết tâm kinh doanh với nghề “làm dâu trăm họ” này.

Đầu năm 1970, cơ duyên đầu tiên đã đến khiến Tony Tan Caktion bắt tay vào kinh doanh. Trong một lần di dã ngoại cùng các bạn sinh viên pử vùng cao Cubao, mọi người đều cảm thấy rất sung sướng mang tên Magnolien. Ý tưởng mở cửa hàng kem cứ thoi thúc Tony Tan Caktion. Năm 1975, ông thuyết phục gia đình gom góp tiền để ông mở hiệu kem. Gia đình cũng tin tưởng và ủng hộ ông hết mình. Thế là ông đã nắm bắt cơ hộ nhượng quyền hang kem Magnolia Dairy, anh em ông mở hai cửa hàng bán kem.

Khi công việc kinh doanh kem khá tốt thì ông bỗng có ý tưởng kinh doanh thức ăn nhanh. Ông muốn chuyển hẳn tiệm kem thành cửa hàng thức ăn nhanh với các món nóng và sandwiches. Để có kinh phí đầu tư, buộc Tony Tan Caktion phải bán một trong hai cửa hàng. Một lần nữa, gia đình ủng hộ ông và quyết định của Tony Tan Caktion là đúng. Năm 1978, cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên của gia đình Tony Tan Caktion ra đời mang tên Jollibee. Năm 1998, chỉ từ cái tên Jollibee, Tony Tan Caktion có thể kiếm được hàng trăm triệu USD nhờ kinh doanh nhượng quyền franchise.

Hình ảnh thương hiệu Jollibee

Thành công của Jollibee như ngày hôm nay không thể không kể đến tên thương hiệu và logo công cty. Logo của họ là hình ảnh một chú ong đỏ đang mỉm cười thân thiện. Theo Tony Tan Caktion, ông quyết định chọn hình ảnh này vì nó mang biểu tượng cho sự chăm chỉ và ngọt ngào trong cuộc sống.

Còn cụm từ “jolly” được đặt lên phía trước có ý nghĩa bao hàm cho sự vui vẻ, hạnh phúc. Để đăng ký được thương hiệu “bee – con ong” ở Philippines và nhiều quốc gia khác, Jollibee đã đầu tư hàng triệu pesos.

Bên cạnh đó, nhờ các chiến lược quảng cáo, marketing thông minh, thương hiệu này đã đánh trúng tâm lý người tiêu dùng. Tính đến thời điểm hiện tại, Jollibee có tài sản ước tính lên đến và tỉ pesos.

Tiêu chí kinh doanh của Jollibee

“Đơn giản – rẻ - ngon miệng” là bí quyết thành công của hệ thống Jollibee. Tony Tan Caktion đã có những nhận xét rất chi tiết và chính xác rằng đại bộ phận người dân Philippines không thể chịu được mức giá trên dưới 10 USD cho một suất ăn tại một nhà hàng. Vì thế một khẩu phần ăn chỉ vào khoảng 2 USD sẽ có lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và ông đã quyết tâm khai thác lợi thế này với cửa hàng ăn nhanh Jollibee của mình.

Nhờ cha là một đầu bếp giỏi và có tâm với nghề, Tony Tan Caktion tiếp thu triết lý phục vụ đồ ăn của cha ông một cách thuần thục. Đó là các món ăn nên thật đơn giản nhưng phải được nấu thật ngon, hấp dẫn được thực khách đến ăn thường xuyên mà không ngán.

Nhờ tiêu chí kinh doanh đúng đắn đó, đến nay, hệ thống cửa hàng Jollibee sắp vượt qua con số 1.000 tại 29 nước trên thế giới. Và mới đây nhất đã có thông tin là ông chủ Tony Tan Caktion sẽ mở 4 - 5 cửa hàng Jollibee tại thị trường Việt Nam cũng trên cơ sở kinh doanh nhượng quyền.

Theo WebOnline.vn

Đăng ký dùng thử miễn phí

Bạn được sử dụng miễn phí trong vòng 30 ngày với đầy đủ tính năng