Bài học vượt qua rủi ro kinh doanh

05/06/2015

Bước vào con đường kinh doanh gặp rủi ro kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Nhiều người vẫn nghĩ: “Thất bại là mẹ thành công”. Thế nhưng lao đầu vào thất bại một cách vô thức thì điểm đến thành công rất xa vời. Người kinh doanh phải ước lượng được tình huống rủi ro, tỉ lệ rủi ro để dự trù những phương pháp khắc phục hiệu quả.

 

1.      Chớp lấy thời cơ

Mặc dù các doanh nhân có thể hạn chế kiến thức về một số lĩnh vực nào đó , nhưng bắt buột họ phải có tầm nhìn.

Howard Stevenson, một giáo sư lâu năm tại trường kinh doanh Harvard đã viết rằng kinh doanh là “theo đuổi cơ hội vượt ngoài các nguồn lực đang nắm giữ”.

Người có đầu óc kinh doanh là người thấy được những cơ hội kinh doanh mà người khác không thấy và quyết tâm theo đuổi. Họ bắt tay vào kinh doanh từng bước ngay cả khi họ không có sẵn các nguồn lực lúc đó. Đối với họ, không theo đuổi, không biết chớp lấy thời cơ mới là rủi ro.

2.      Học cách chấp nhận và đi theo sự không chắc chắn

Nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nhân vốn không phải là những người ưa mạo hiểm. Những người chuẩn bị mở công ty không chịu đựng rủi ro tốt hơn những người khác. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng theo thời gian các doanh nhân cảm thấy quen dần và thoải mái hơn với rủi ro.

Quả thực, nhiều doanh nhân biết rằng rủi ro là thứ không thể tránh khỏi trong việc mở công ty mới. Họ cũng hiểu rằng không có một số rủi ro thì sẽ không có đổi mới, thành tựu và phần thưởng. Họ không coi rủi ro là một vấn đề mà một phần không thể tách rời của việc tạo ra thứ gì đó có giá trị.

3.      Cân nhắc các cơ hội một cách đúng đắn

Các doanh nhân giỏi nhất không bao giờ đặt cược nhiều hơn con số họ sẵn sàng để mất. Họ luôn cân nhắc kế hoạch B (cũng như kế hoạch C, D và  E) phòng trường hợp chương trình hiện tại không hiệu quả như mong đợi.

Họ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của việc quản lý rủi ro: Họ tìm kiếm các cơ hội ở những nơi nếu hụt bước họ sẽ chỉ mất đi một giá trị nhất định, nhưng nếu thắng họ có thể gia tăng giá trị gấp 10 lần. Có những tham số này sẽ cho phép họ xây dựng các doanh nghiệp có thể trụ vững được.

4.      Thấy nhiều rủi ro hơn khi làm việc cho những người khác

Làm việc cho một công ty mới không đảm bảo cho một công việc an toàn. Nhiều doanh nhân hiểu những thứ họ có khả năng và có sự tự tin để làm điều đó một mình. Họ thà tự chịu trách nhiệm số phận của mình, ngay cả khi điều đó có nghĩa là họ có thể thất bại.

Là một chủ doanh nghiệp và CEO, tôi luôn biết khi nào công ty của mình có thể thất bại và tôi có thể mất việc.

5.      Học tập từ công việc

Một số công ty lớn có thể đóng hộp một người là chỉ thích hợp với một công việc nhất định,và điều đó hạn chế khả năng học hỏi và phát triển của họ. Nhiều doanh nhân sẵn lòng tham dự các khóa đào tạo tại chỗ mà họ không thể có được ở chỗ khác.

Những công việc tốt nhất dạy mọi người những kỹ năng khiến họ dần trở nên có giá trị hơn.

Ví dụ, trường hợp bạn luôn muốn trở thành một CEO. Bạn có thể đặt kế hoạch học làm công việc này bằng cách làm việc tại một công ty lớn nhưng đảm nhiệm một vai trò hạn chế ở đó cũng có nghĩa là chỉ tiến được những bước rất nhỏ về phía mục tiêu.

Bởi vì trong thâm tâm không ai trao cho bạn công việc CEO khi bạn còn quá trẻ. Vì vậy, bạn phải mạo hiểm tự mình học hỏi về vai trò này bằng cách tạo ra doanh nghiệp của chính mình.

Theo WebOnline.vn

Đăng ký dùng thử miễn phí

Bạn được sử dụng miễn phí trong vòng 30 ngày với đầy đủ tính năng